Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Bà bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh

Nên ăn gì khi mang thai là vấn đề vô cùng quan trọng đối với chị em phụ nữ đang mang thai. Ăn uống làm sao và như thế nào để thai nhi khỏe mạnh. Mọi người cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây.

Bà bầu nên ăn gì?


Bà bầu nên ăn gì?

Acid Folic: Acid Folic hay còn được gọi là vitamin B9. Đây là loại vitamin đóng vai trò chính trong việc hình thành ống thần kinh, sự phát triển của não và cột sống. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung acid folic với lượng khoảng 400 mg ngay từ trước khi mang thai từ 3 – 6 tháng và kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi thụ thai.

Ngoài dạng viên uống, những thực phẩm giàu acid folic có thể kể đến bao gồm: cam, ngũ cốc, măng tây, trứng, dưa vàng, súp lơ…
Sắt: Sắt là loại vi chất cần thiết cho toàn bộ thai kỳ, nhất là trong vòng 3 tháng đầu. Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi mà còn khiến mẹ mệt mỏi nhiều hơn.

Mẹ bầu có thể bổ sung sắt cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm sau: thịt bò, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, hải sản…

Canxi: Thời gian đầu, bào thai rất cần canxi để hình thành hệ cơ, xương. Do vậy nếu thai nhi không được cung cấp đủ canxi, bé sẽ lấy canxi của mẹ, khiến cho mẹ có nguy cơ loãng xương, yếu răng nhiều hơn.

Những thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên bổ sung như: Sữa tươi, cải xoăn, đậu nành, hải sản, các loại rau xanh…

Nguồn thức ăn chứa đạm: Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần tối thiểu 15mg đạm/ngày. Nguồn đạm có thể là đạm động vật ở trong các thức ăn như sữa, thịt, trứng, thuỷ sản hoặc đạm thực vật có trong đậu tương, đậu xanh, vừng, lạc..

Nguồn thức ăn chứa sắt: Việc bổ sung sắt sẽ kéo dài từ khi mang thai cho đến sau sinh khoảng 1 tháng là tối thiểu. Khi bổ sung sắt, nên ăn kèm cả các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu.

Nguồn thức ăn chứa các loại vitamin: Rau xanh, các loại trái cây chín là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin. Bởi thế, mẹ bầu cần bổ sung một hàm lượng đủ các thực phẩm này trong các bữa chính, bữa phụ để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, vừa tránh táo bón cho mẹ trong thời kỳ mang thai.


Danh sách đồ ăn bà bầu nên tránh

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung hằng ngày thì cũng có những loại thức ăn, đồ uống mẹ bầu cần tránh để không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Những thực phẩm này bao gồm:

Các loại chất kích thích: rượu, cafe, thuốc lá… là những chất kích thích mẹ cần tuyệt đối tránh. Không nên thử hay dùng các chất này trong bất kỳ hoàn cảnh nào để giúp hạn chế nguy cơ dị tật thai.

Các loại thức ăn dễ gây sảy thai, dị ứng: Mặc dù không phải đúng trong tất cả các trường hợp tuy nhiên giai đoạn mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu mẹ nên hạn chế hoặc kiêng những thực phẩm như: dứa, rau ngót, các loại trái cây nóng, gan, nội tạng động vật…

Trên đây là danh sách các loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn. Để có câu trả lời chính xác và phù hợp nhất với thể trạng cho câu hỏi bà bầu nên ăn gì thì ngay từ lúc phát hiện có thai, mẹ nên đi khám bác sĩ để lắng nghe tư vấn.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Người bệnh hở van tim nên ăn gì?

Hở van tim là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở những người trung niên và người cao tuổi. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không có cách điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhân hở van tim, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng để giúp cải thiện bệnh. Vì vậy, bài viết sau sẽ gởi đến bạn đọc thực đơn ăn uống dành cho người mắc bệnh hở van tim.

Hở van tim nên ăn gì


Bệnh hở van tim được chia thành nhiều mức độ khác nhau như hở van 1/4, 2/4, 3/4, 4/4. Tùy vào mức độ hở mà có phác đồ điều trị phù hợp, can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Việc điều trị bằng phương pháp nào cũng cần dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Bên cạnh đó chồng bạn cũng cần có một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.

Người bệnh hở van tim nên ăn gì? Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhân. Trong và sau khi điều trị hở van tim, chồng bạn cần ăn tăng cường rau xanh, củ quả tươi ngon nhằm bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn giảm dầu mỡ, chất béo, tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,..) và hạn chế các gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu,…)
Ngoài ra, chồng bạn cũng cần tập luyện nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe (đi bộ, bơi lội, khí công dưỡng sinh,…), tránh vận động nặng, quá sức.


Cách phòng chống các bệnh van tim

– Để phòng bệnh thấp tim tốt nhất là giáo dục chế độ vệ sinh phòng bệnh tốt. Khi phát hiện nhiễm trùng vùng họng (thường do liên cầu) cần được điều trị triệt để. Khi phát hiện bị thấp tim cần được quản lý theo dõi chặt chẽ ở các cơ sở y tế và tiêm phòng thấp tim đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

– Để phòng bệnh mạch vành (nguyên nhân gây suy tim, hở van tim) cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn lipide máu; hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật; hạn chế uống rượu-bia; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực theo khả năng(ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần), tránh stress, không để thừa – cân béo phì…

– Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường để không bị bệnh nhiễm trùng… – Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng: ăn, uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Căn bệnh thủy đậu lây qua đường nào


Thủy đậu hay bệnh trái rạ đang có xu hướng lây lan cho nhiều đối tượng trong xã hội, đây là một trong những căn bệnh có tính lây nhiễm không nhỏ, người chưa đc tiêm phòng thủy đậu nếu tiếp xúc với người đang bị bệnh thì kinh nghiệm bị nhiễm bệnh lên đến mức 90%. Vậy bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu lây vì tiếp xúc thông thường

Nguyên nhân là do mụn nước từ người bị bệnh thủy đậu có thể lây lan sang người bình thường thông qua quần áo, khăn mặt, đồ chơi, vật dụng làm việc… , biện pháp phòng tránh trong trường hợp này là tuyệt đối phải để riêng vật dụng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người bị bệnh thủy đậu đến khi người bệnh khỏi hẳn bệnh

Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp

Nguyên nhân là do vi khuẩn từ người bị bệnh thủy đậu có thể lây lan sang người bình thường qua tiếp xúc, nói chuyện hàng ngày hay hắt hơi, ho, sổ mũi, biện pháp phòng tránh trong trường hợp này là người bị bệnh thủy đậu cần phải đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc, nói chuyện hàng ngày với người bình thường và luôn luôn sinh hoạt trong điều kiện cách ly kể cả trong khi ăn uống

Bệnh thủy đậu lây ngay cả trước khi nổi ban

Nguyên nhân là trước khi nổi ban được tính là trong giai đoạn ủ bệnh nhưng thời gian đó người bệnh đã sẵn có virus gây bệnh và có thể lây sang người khác, biện pháp phòng tránh trong trường hợp này là cần theo dõi người bệnh ngay từ khi giai đoạn đầu và sử dụng các biện pháp phòng tránh 1 và 2 nêu trên


Biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

Vaccine chống bệnh thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào, cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào, thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh thủy đậu tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Mổ chứng bệnh viêm ruột thừa nên ăn gì


Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra và mong muốn tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng. Bởi ai cũng biết sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục. Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cho các bạn thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh nhân bị viêm ruột vẫn có thể ăn các loại chất béo, nước chấm và gia vị bao gồm:

Bơ thực vật, bơ và dầu;
Mayonnaise và nước sốt cà chua;
Kem sữa;
Nước sốt salad;
Xì dầu;
Thạch, mật ong và xi-rô.

Những món tráng miệng và đồ ăn nhẹ nếu ăn điều độ có thể chấp nhận được bao gồm:

Bánh bông lan và bánh quy;
Gelatin, bánh pudding, bánh trứng custard, và nước hoa quả đông lạnh (ở các nhà hàng Tây hay gọi là nước uống sherbet);
Kem;
Kẹo cứng;
Bánh mì pretzel;
Bánh xốp vani.

Bệnh nhân bị viêm ruột có thể dùng các thức uống bao gồm:

Cà phê, trà và đồ uống có ga không chứa caffein (caffeine có thể làm dạ dày của bạn khó chịu);
Sữa;
Nước ép rau quả đã lọc bỏ bã.


Bệnh nhân sau mổ ruột thừa, cần tránh các thực phầm: nhiều giàu mỡ, nhiều đường, các thức ăn rắn, quá cứng và các chất kích thích như rượu, bia, nước uống có ga.
Bên cạnh đó, là một vài lưu ý trong chế độ sinh hoạt, vận động như:

- Tránh hoạt động gắng sức
- Hạn chế hoạt động quanh vùng vừa được phẫu thuật
- Hạn chế vàcẩn thận trong việc đi lại và di chuyển
- Không nên thức khuya
- Hạn chế chơi thể thao trong vòng 2-4 tuần sau ca mổ.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Sốt xuất huyết nên ăn uống thế nào để khỏi bệnh


Theo bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người bị sốt xuất huyết và sau khi khỏi cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là bổ sung nhiều nước để cơ thể nhanh hồi phục.


Tăng cường bổ sung nước
Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân bị sốt cao liên tục dẫn đến mất nước. Vì thế, việc bổ sung nước là điều vô cùng quan trọng.
Trong văn bản hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, Bộ Y tế cũng khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (như nước dừa, cam, chanh...) nhằm bù nước cho cơ thể. Vì vậy nên ngoài nước lọc, các bạn có thể bổ sung nước trái cây, các loại nước rau củ để tăng cường thêm vitamin và năng lượng cho cơ thể.

Cam
Quả cam không chỉ chứa nhiều năng lượng và vitamin, nó còn là thực phẩm rất tốt trong việc phục hồi sức đề kháng cho cơ thể. Ăn cam hoặc uống nước cam vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể, tốt cho tiêu hóa và còn thúc đẩy kháng thể phục hồi nhanh hơn.

Cháo/súp
Trong một cuộc phỏng vấn các bệnh nhân đã từng bị sốt xuất huyết, tất cả họ đều được bác sĩ khuyến cáo là nên ăn cháo.
Khi bị bệnh này, bệnh nhân thường có biểu hiện chán ăn, thế nhưng nhịn ăn lại không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Vì thế, ăn cháo hoặc súp sẽ giúp họ dễ nuốt hơn, dễ tiêu hóa hơn, đồng thời đây cũng là cách bổ sung nước cho cơ thể.

Thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, thịt gà
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, thịt gà giúp tăng sức đề kháng và chống lại virus dengue cực kỳ hiệu quả. Các bạn nên chế biến thành các món dễ ăn như luộc, hấp, nấu súp, tránh chế biến theo các kiểu nhiều dầu mỡ vì sẽ gây khó tiêu đó.



Triệu chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.

Bệnh sốt xuất huyết có 1 sô biểu hiện như sau:
Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
- Chảy máu cam
- Nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
- Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao?

Căn bệnh máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao? Với đời sống tăng lên như hiện nay căn bệnh máu nhiễm mỡ không còn xa lạ với nhiều người. Song để am hiểu về bệnh thì còn rất nhiều người mơ hồ, kể cả những người đang trong quá trình mắc bệnh.


Bệnh máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao? Theo các chuyên gia bác sỹ đầu ngành cho hay: Nếu hỉ số cholesterol lớn hơn 200mg/dL và chỉ số LDL lớn hơn 100mg/dL được gọi là máu nhiễm mỡ cao, nếu  các chỉ số trên đối với với bạn thấp hơn các thông số mà chúng tôi đã đưa ra thì căn bệnh máu nhiễm mỡ cao chưa xảy ra với bạn.

Để bảo đảm những chỉ số đó ở mức bền vững và không nâng cao bạn cần ăn uống một cách tốt nhất , bổ sung cho thân thể các dưỡng chất bắt buộc và không nên sử dụng những thực phẩm không đảm bảo cho thể trạng, sử dụng phong phú các thức ăn, bổ sung chất xơ để trung hòa lipid dư thừa đằng ở trong thân thể.

Một số nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về mỡ máu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chỉ số mỡ máu tăng cao, có 3 nguyên nhân chính đó là: Do di truyền, thực đơn ăn uống và các triệu chứng stress, mệt mỏi. Việc tìm thấy nguyên nhân gây bệnh sẽ rất bổ ích để kịp thời đưa ra phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ tốt nhất.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Máu nhiễm mỡ là gì - Nguyên nhân và triệu chứng?

Máu nhiễm mỡ là căn bệnh mà khi không được phát hiện sớm hoặc điều trị kịp thời thì có thể gây nên các căn bệnh về sau này như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốn rất nhiều chi phí điều trị.

Một quan niệm sai lầm là máu nhiễm mỡ chỉ có ở người mập, béo phì. Thực tế thì máu nhiễm mỡ ở người gầy cũng rất nhiều, cần phải hiểu rõ máu nhiễm mỡ và gầy là hai thông số độc lập với nhau

Máu nhiễm mỡ là gì - Nguyên nhân và triệu chứng?

Máu nhiễm mỡ là gì?


Máu nhiễm mỡ là tình trạng mỡ trong máu cao dẫn đến tình trạng rối loạn trong việc chuyển hóa liquid máu, dấu hiệu để nhận biết bệnh máu nhiễm mỡ là khi đi khám các chỉ số đo lường về cholesterol và triglycerid cao hơn mức bình thường với các chỉ số lần lượt là 5.3 và 2.2

Khi đi khám mà chỉ số Cholesterol cao hơn mức cho phép thì có khả năng bạn đã bị bệnh máu nhiễm mỡ, đây là chỉ số đặc trưng của bệnh máu nhiễm mỡ khi đó bệnh nhân sẽ phát triển các mạng xơ vữa ở thành mạch máu gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp…về lâu dài sẽ gây đột quỵ, khó thỏe và nguy hiểm đến tính mạng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ


Nguyên nhân ăn nhiều đồ ăn sẵn nhiều dầu mỡ: Bệnh máu nhiễm mỡ có hu hướng gia tăng gần đây khi mà xã hội phát triển, con người quá bận rộn và không có nhiều thời gian chăm sóc bản thân, điều này dẫn đến họ thường xuyên phải ăn các thực phẩm ăn nhanh, sử dụng nhiều dầu mỡ chiên xào, nhiều chất béo…Những thói quen này vô tình gây nên bệnh máu nhiễm mỡ

Nguyên nhân do bia rượu: Đây là điều không bất ngờ khi hiện tại ở nước ta số lượng bia rượu được tiêu thụ có thể nói là kinh khủng, tỷ lệ số người mắc bệnh máu nhiễm mỡ từ bia rượu đã tăng đáng kể, và có xu hướng rẻ hóa

Nguyên nhân do lười vận động: Nguyên nhân này chính là một trong những nguyên nhân gây nên máu nhiễm mỡ ở người trẻ, việc lười vận động chỉ ngồi lỳ ở nhà, văn phòng, hay các quán net, hoặc tính chất công việc không có thời gian để vận động, chính những điều này làm cho cơ thể ì ạch, lâu ngày sẽ tích tụ mỡ trong người

Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ


Bệnh có diễn biến khá âm thầm, tức ở giai đoạn đầu hoặc ở người trẻ tuổi sẽ khó có thể phát hiện và biểu hiện bệnh tính, song khi đã có biến chứng thì người mặc bệnh máu nhiễm mỡ sẽ bị:

Có các đơn đau quặn ở vùng ngực một cách không thường xuyên trong thời gian ngắn, có thể tự biến mất mà không cần điều trị tuy nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Khó chịu ở vùng ngực như bị đè nặng bóp nghẹt, tình trạng này có thể kéo dài vài phút đến vài chục phút

Có những dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi, buồn nôn, đau đầu, choáng hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút, thường xuyên mệt mỏi