Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu. Bệnh khá phổ biến tại Nước ta. Đặc biệt khi đời sống ngày càng được nâng cao. Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các thành phần của mỡ máu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ khải quát về bệnh và đưa ra một số phương pháp điều trị mà không cần dùng thuốc.
Nguyên nhân gì gây rối loạn mỡ máu
- Những người béo phì có nguy cơ bị nhiễm rối loạn mỡ máu cao
- Do ăn quá nhiều chất béo, như thịt mỡ, bơ, dầu từ các thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh và đồ ngọt.
- Những người béo phì, uống nhiều rượu bia và ít vận động cũng có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cao.
- Những người béo phì, uống nhiều rượu bia và ít vận động cũng có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cao.
- Bệnh cũng có thể là do bị ảnh hưởng từ di truyền, ví dụ như chứng thiếu hụt LDL hay rối loạn lipid máu hỗn hợp...
- Bệnh cũng có thể xảy ra do các hội chứng liên quan, ví dụ như suy giáp, đái đường, bệnh gan hay thận hư...
Triệu chứng rối loạn mỡ máu
Bệnh thường khó nhận biết, tuy nhiên ta cũng có thể liệt kê một số dấu hiệu cảnh báo như:
- Xuất hiện các nốt phồng trên da, màu vàng nhạt, không có cảm giác gì
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Hay nghẹn, khó thở
- Béo phì, xét nghiệm thấy mỡ máu tăng lên
Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn mỡ máu
- Hút thuốc lá.
- Tăng huyết áp (≥ 149/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp).
- HDL – C thấp (<40 mg%).
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi).
- Tuổi (nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi).
Thực đơn cho người bị rối loạn mỡ máu
Có thể điều trị không dùng thuốc: Những người bệnh rối loạn mỡ máu không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh áp dụng ngay việc điều trị không dùng thuốc, bao gồm hai điều cơ bản sau: Kiêng cữ trong ăn uống: Giảm ăn mỡ bão hòa (mỡ động vật, bơ, dầu dừa...) nếu không kiêng được tuyệt đối thì tránh ăn quá 1/3 mỡ bão hòa trong nhu cầu chất béo hằng ngày.
Giảm lượng cholesterol trong bữa ăn, đặc biệt cần tránh những thực phẩm rất giàu cholesterol như phủ tạng động vật (óc, bầu dục, tim, gan...). Với lòng đỏ trứng tuy cũng có nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lecithin là một chất điều hòa chuyển hóa cholesterol trong cơ thể, do đó không nhất thiết kiêng hẳn mà có thể ăn 2-3 quả trứng một tuần. Với người béo thì cần thiết phải giảm cân nặng.
Nên ăn nhiều rau quả tươi, uống nước chè xanh. Không uống nhiều rượu bia. Không hút thuốc lá, thuốc lào vì nó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, và làm tăng cholesterol xấu.
Tập thể dục thể thao: Cần tập phù hợp với sức khỏe từng người, mỗi lần tập cố gắng đủ 30-45 phút, ở mức độ không gắng sức, tập thường xuyên ít nhất 3 lần trong tuần. Tập TDTT sẽ góp phần tăng tác dụng của việc kiêng ăn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét