Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Bà bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh

Nên ăn gì khi mang thai là vấn đề vô cùng quan trọng đối với chị em phụ nữ đang mang thai. Ăn uống làm sao và như thế nào để thai nhi khỏe mạnh. Mọi người cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây.

Bà bầu nên ăn gì?


Bà bầu nên ăn gì?

Acid Folic: Acid Folic hay còn được gọi là vitamin B9. Đây là loại vitamin đóng vai trò chính trong việc hình thành ống thần kinh, sự phát triển của não và cột sống. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung acid folic với lượng khoảng 400 mg ngay từ trước khi mang thai từ 3 – 6 tháng và kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi thụ thai.

Ngoài dạng viên uống, những thực phẩm giàu acid folic có thể kể đến bao gồm: cam, ngũ cốc, măng tây, trứng, dưa vàng, súp lơ…
Sắt: Sắt là loại vi chất cần thiết cho toàn bộ thai kỳ, nhất là trong vòng 3 tháng đầu. Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi mà còn khiến mẹ mệt mỏi nhiều hơn.

Mẹ bầu có thể bổ sung sắt cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm sau: thịt bò, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, hải sản…

Canxi: Thời gian đầu, bào thai rất cần canxi để hình thành hệ cơ, xương. Do vậy nếu thai nhi không được cung cấp đủ canxi, bé sẽ lấy canxi của mẹ, khiến cho mẹ có nguy cơ loãng xương, yếu răng nhiều hơn.

Những thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên bổ sung như: Sữa tươi, cải xoăn, đậu nành, hải sản, các loại rau xanh…

Nguồn thức ăn chứa đạm: Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần tối thiểu 15mg đạm/ngày. Nguồn đạm có thể là đạm động vật ở trong các thức ăn như sữa, thịt, trứng, thuỷ sản hoặc đạm thực vật có trong đậu tương, đậu xanh, vừng, lạc..

Nguồn thức ăn chứa sắt: Việc bổ sung sắt sẽ kéo dài từ khi mang thai cho đến sau sinh khoảng 1 tháng là tối thiểu. Khi bổ sung sắt, nên ăn kèm cả các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu.

Nguồn thức ăn chứa các loại vitamin: Rau xanh, các loại trái cây chín là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin. Bởi thế, mẹ bầu cần bổ sung một hàm lượng đủ các thực phẩm này trong các bữa chính, bữa phụ để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, vừa tránh táo bón cho mẹ trong thời kỳ mang thai.


Danh sách đồ ăn bà bầu nên tránh

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung hằng ngày thì cũng có những loại thức ăn, đồ uống mẹ bầu cần tránh để không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Những thực phẩm này bao gồm:

Các loại chất kích thích: rượu, cafe, thuốc lá… là những chất kích thích mẹ cần tuyệt đối tránh. Không nên thử hay dùng các chất này trong bất kỳ hoàn cảnh nào để giúp hạn chế nguy cơ dị tật thai.

Các loại thức ăn dễ gây sảy thai, dị ứng: Mặc dù không phải đúng trong tất cả các trường hợp tuy nhiên giai đoạn mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu mẹ nên hạn chế hoặc kiêng những thực phẩm như: dứa, rau ngót, các loại trái cây nóng, gan, nội tạng động vật…

Trên đây là danh sách các loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn. Để có câu trả lời chính xác và phù hợp nhất với thể trạng cho câu hỏi bà bầu nên ăn gì thì ngay từ lúc phát hiện có thai, mẹ nên đi khám bác sĩ để lắng nghe tư vấn.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Người bệnh hở van tim nên ăn gì?

Hở van tim là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở những người trung niên và người cao tuổi. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không có cách điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhân hở van tim, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng để giúp cải thiện bệnh. Vì vậy, bài viết sau sẽ gởi đến bạn đọc thực đơn ăn uống dành cho người mắc bệnh hở van tim.

Hở van tim nên ăn gì


Bệnh hở van tim được chia thành nhiều mức độ khác nhau như hở van 1/4, 2/4, 3/4, 4/4. Tùy vào mức độ hở mà có phác đồ điều trị phù hợp, can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Việc điều trị bằng phương pháp nào cũng cần dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Bên cạnh đó chồng bạn cũng cần có một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.

Người bệnh hở van tim nên ăn gì? Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhân. Trong và sau khi điều trị hở van tim, chồng bạn cần ăn tăng cường rau xanh, củ quả tươi ngon nhằm bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn giảm dầu mỡ, chất béo, tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,..) và hạn chế các gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu,…)
Ngoài ra, chồng bạn cũng cần tập luyện nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe (đi bộ, bơi lội, khí công dưỡng sinh,…), tránh vận động nặng, quá sức.


Cách phòng chống các bệnh van tim

– Để phòng bệnh thấp tim tốt nhất là giáo dục chế độ vệ sinh phòng bệnh tốt. Khi phát hiện nhiễm trùng vùng họng (thường do liên cầu) cần được điều trị triệt để. Khi phát hiện bị thấp tim cần được quản lý theo dõi chặt chẽ ở các cơ sở y tế và tiêm phòng thấp tim đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

– Để phòng bệnh mạch vành (nguyên nhân gây suy tim, hở van tim) cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn lipide máu; hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật; hạn chế uống rượu-bia; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực theo khả năng(ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần), tránh stress, không để thừa – cân béo phì…

– Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường để không bị bệnh nhiễm trùng… – Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng: ăn, uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.