Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Máu nhiễm mỡ là gì - Nguyên nhân và triệu chứng?

Máu nhiễm mỡ là căn bệnh mà khi không được phát hiện sớm hoặc điều trị kịp thời thì có thể gây nên các căn bệnh về sau này như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốn rất nhiều chi phí điều trị.

Một quan niệm sai lầm là máu nhiễm mỡ chỉ có ở người mập, béo phì. Thực tế thì máu nhiễm mỡ ở người gầy cũng rất nhiều, cần phải hiểu rõ máu nhiễm mỡ và gầy là hai thông số độc lập với nhau

Máu nhiễm mỡ là gì - Nguyên nhân và triệu chứng?

Máu nhiễm mỡ là gì?


Máu nhiễm mỡ là tình trạng mỡ trong máu cao dẫn đến tình trạng rối loạn trong việc chuyển hóa liquid máu, dấu hiệu để nhận biết bệnh máu nhiễm mỡ là khi đi khám các chỉ số đo lường về cholesterol và triglycerid cao hơn mức bình thường với các chỉ số lần lượt là 5.3 và 2.2

Khi đi khám mà chỉ số Cholesterol cao hơn mức cho phép thì có khả năng bạn đã bị bệnh máu nhiễm mỡ, đây là chỉ số đặc trưng của bệnh máu nhiễm mỡ khi đó bệnh nhân sẽ phát triển các mạng xơ vữa ở thành mạch máu gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp…về lâu dài sẽ gây đột quỵ, khó thỏe và nguy hiểm đến tính mạng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ


Nguyên nhân ăn nhiều đồ ăn sẵn nhiều dầu mỡ: Bệnh máu nhiễm mỡ có hu hướng gia tăng gần đây khi mà xã hội phát triển, con người quá bận rộn và không có nhiều thời gian chăm sóc bản thân, điều này dẫn đến họ thường xuyên phải ăn các thực phẩm ăn nhanh, sử dụng nhiều dầu mỡ chiên xào, nhiều chất béo…Những thói quen này vô tình gây nên bệnh máu nhiễm mỡ

Nguyên nhân do bia rượu: Đây là điều không bất ngờ khi hiện tại ở nước ta số lượng bia rượu được tiêu thụ có thể nói là kinh khủng, tỷ lệ số người mắc bệnh máu nhiễm mỡ từ bia rượu đã tăng đáng kể, và có xu hướng rẻ hóa

Nguyên nhân do lười vận động: Nguyên nhân này chính là một trong những nguyên nhân gây nên máu nhiễm mỡ ở người trẻ, việc lười vận động chỉ ngồi lỳ ở nhà, văn phòng, hay các quán net, hoặc tính chất công việc không có thời gian để vận động, chính những điều này làm cho cơ thể ì ạch, lâu ngày sẽ tích tụ mỡ trong người

Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ


Bệnh có diễn biến khá âm thầm, tức ở giai đoạn đầu hoặc ở người trẻ tuổi sẽ khó có thể phát hiện và biểu hiện bệnh tính, song khi đã có biến chứng thì người mặc bệnh máu nhiễm mỡ sẽ bị:

Có các đơn đau quặn ở vùng ngực một cách không thường xuyên trong thời gian ngắn, có thể tự biến mất mà không cần điều trị tuy nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Khó chịu ở vùng ngực như bị đè nặng bóp nghẹt, tình trạng này có thể kéo dài vài phút đến vài chục phút

Có những dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi, buồn nôn, đau đầu, choáng hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút, thường xuyên mệt mỏi

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất phù hợp theo từng nhóm máu

Các nhà khoa học khẳng định rằng nếu con người  thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt nhất phù hợp theo từng nhóm máu của mình sẽ có khả năng giúp bớt đi lượng mỡ dư thừa, đồng thời làm tăng năng lượng và thậm chí còn tránh được ốm đau.
Chế độ dinh dưỡng tốt nhất phù hợp theo từng nhóm máu

Nhóm máu A: Những người nhóm máu A thường có hệ thống miễn dịch rất nhạy cảm nên cần phải chăm sóc tốt cho hệ thống miễn dịch. Người mang nhóm máu này cần hạn chế ăn thịt gà, cá và thịt cừu. Nên ăn cà rốt, tỏi, quả sung, quả đào, lê, rau lá xanh, bông cải xanh và bơ. Ngũ cốc, hoa quả, rau củ, các loại hạt, đậu là những thực phẩm mà những người ở nhóm máu này có thể ăn thoải mái. Người nhóm máu A thường ít vận động hơn nhóm máu O. Những người nhóm máu A chỉ cần 30 phút vận động nhẹ mỗi ngày. Tập yoga, dưỡng sinh, đi bộ và tham gia các hoạt động ngoài trời phù hợp với người nhóm máu A nhất.

Nhóm máu B: Đối với người nhóm máu B, ăn sữa và trứng an toàn vì chúng sẽ được tiêu hóa hoàn toàn, không bị lắng đọng dưới dạng mỡ. Những người mang nhóm máu này nên ăn nhiều dứa, chuối, nho và rau xanh lá. Họ cũng có thể ăn nhiều cá, thịt gà và thịt cừu. Thức ăn nên tránh là thực phẩm chế biến đóng gói sẵn. Bạn chỉ nên vận động ở mức độ vừa phải, thường vận dụng cả não bộ lẫn thể chất. Các môn thể thao theo nhóm như chơi bóng rổ hoặc khiêu vũ 2-3 lần mỗi tuần phù hợp với bạn.

Nhóm máu AB: Đây là nhóm máu hiếm, không đến 5% số người có nhóm máu này. Người mang nhóm máu này có những đặc điểm kết hợp của nhóm máu A và B. Người nhóm máu AB ăn thịt thường bị tích trữ chất béo vì lượng axit trong dạ dày thấp. Nên ăn nhiều trứng, rau xanh và trái cây. Những người có nhóm máu AB phải cắt giảm tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ bởi chúng thường bị chuyển đổi thành chất béo. Thay vào đó, họ có thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, ăn phô mai, bơ và các sản phẩm sữa khác.

Nhóm máu O: Những người có nhóm máu này cần chế độ ăn uống giàu protein. Họ cũng cần bổ sung thêm loại trái cây, rau quả và thực phẩm biển. Ngoài ra, những người ở nhóm máu này nên vận động thân thể vào buổi sáng tốt hơn buổi chiều. Chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc đi bộ nhanh đều tốt cho sức khỏe.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu nếu không được bổ sung đầy đủ, lâu dần có thể dẫn đến suy tim, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh thiếu máu là gì?

Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh thiếu máu

Thịt: Nên ăn thịt bò, heo và gan động vật bởi đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cũng không nên vì thịt chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe tim mạch

Hải sản: Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt, có ích trong việc điều trị thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12.

Trứng: Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng sẽ cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Cải bó xôi: Là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Sự hiện diện của chất sắt giúp loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu máu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.

Rau bina: Một chế độ ăn nhiều rau lá xanh như rau bina là một trong những phương pháp cải thiện tốt nhất cho bệnh thiếu máu. Rau bina rất giàu chất sắt cũng như vitamin B12 và acid folic, vốn là các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để phục hồi tình trạng thiếu máu.

Nho đen khô: Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt và vitamin C, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể, làm tăng các tế bào hồng cầu và hemoglobin.

Chuối: Không những giàu chất sắt, chuối còn kích thích sản sinh hemoglobin và nhiều enzyme khác rất cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ. Ngoài ra, nó là một nguồn magiê tốt nhằm hỗ trợ tổng hợp hemoglobin. Ăn một quả chuối chín cùng với một muỗng canh mật ong mỗi ngày hai lần.

Lựu: Lựu rất giàu chất sắt và các khoáng chất khác như canxi và magiê. Nó cũng chứa vitamin C, giúp cải thiện sự hấp thụ sắt của cơ thể. Điều này dẫn đến nhiều tế bào máu đỏ và sự gia tăng mức độ hemoglobin.

Trái cây họ cam, quýt: Nhóm trái cây có họ cam, quýt như cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.

Táo: Không phải ngẫu nhiên mà táo vốn được mệnh danh là siêu thực cho sức khỏe. Nó vốn là trái cây giàu chất dinh dưỡng bao gồm cả sắt. Táo giúp đỡ rất nhiều trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Ăn ít nhất một quả táo mỗi ngày. Nếu có thể, hãy chọn các loại táo xanh và ăn chúng với cả vỏ. Bạn cũng có thể trộn lẫn hỗn hợp trái cây bao gồm nước ép táo tươi, nước ép củ cải đường và một chút mật ong theo tỷ lệ 1:1:1. Uống nước ép này hai lần mỗi ngày.

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh thiếu máu, người bệnh nên tăng cường vận động thể dục vừa sức mỗi ngày đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần  1 năm để được theo dõi phát hiện sớm những bất thường và điều trị hiệu quả.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Tìm hiểu rối loạn lipid máu - Cách điều trị

Rối loạn lipid máu hiện nay là căn bệnh rất phổ biến. Hiện tượng này xảy ra do lượng cholesterol trong máu tăng cao hoặc do triglycerid huyết tương tăng hoặc do cả hai yếu tố này gây nên. Bệnh cũng có thể xảy ra do giảm nồng độ HDL – C hoặc tăng nồng độ LDL – C trong máu.

Tìm hiểu rối loạn lipid máu và cách điều trị

Rối loạn lipid máu sẽ làm gia tăng nguy cơ xơ vữa và tắc nghẽn động mạch, gây ra bệnh mạch vành và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chức năng, hoạt động của tim.

Rối loạn lipid máu có nguyên nhân do đâu?


Theo các nghiên cứu, cholesterol trong máu tăng cao làm rối loạn lipid máu trong mạch máu. Khởi nguồn của vấn đề này thường do chế độ ăn uống không điều độ và không khoa học của người bệnh.

Những người có thể trạng béo phì, thừa cân hoặc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, mỡ động vật,… sẽ làm gia tăng cholesterol trong cơ thể và trong máu.

Bệnh cũng có thể là hậu quả từ các yếu tố bệnh lý như bệnh đái tháo đường, suy thận, suy tuyến giáp hoặc do thành phần của các loại thuốc kháng sinh gây nên. Do sự tác động của các căn bệnh này làm thay đổi các hoạt động hấp thu và chuyển hóa cholesterol trong máu.

Tuy nhiên đây chỉ là các yếu tố thứ phát, nguyên nhân tiên phát được cho là các yếu tố di truyền, biến đổi gene,…gây nên. Nguyên nhân này hiện vẫn là câu hỏi lớn mà các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu.

Cách điều trị rối loạn lipid máu


Một trong những cách điều trị rối loạn lipid máu đơn giản và hiệu quả, đó là cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thật nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa và tắc nghẽn động mạch.

Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ và axit béo cần giảm thiểu tối đa. Bên cạnh đó, người bệnh hãy thường xuyên rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.

Đối với những trường hợp rối loạn lipid máu do nồng độ LDL-C tăng cao cần kết hợp điều trị bằng thuốc dạng uống. Một số thuốc có thể áp dụng như: Sivastatin 10mg/ngày, Fluvastatin 20mg/ngày, Atovastatin 10mg/ngày, Rusovastatin từ 5 – 10 mg/ ngày.

Trường hợp rối loạn lipid máu do giảm nồng độ HDL-C cần kết hợp chế độ ăn uống, rèn luyện thể chất với việc điều trị bằng các loại thuốc như: Gemfibrozil 300mg/ngày ( sau bữa tối) hoặc Fenofibrat 200mg/ngày (sau ăn tối).

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Triglyceride trong máu cao cần kiêng những gì?

Triglyceride trong máu cao là bệnh máu nhiễm mỡ cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt người bệnh phải nắm rõ những lưu ý triglyceride trong máu cao cần kiêng những gì để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Triglyceride trong máu cao cần kiêng những gì

Triglyceride là một trong những thành phần tạo nên lượng mỡ trong máu cung cấp chất béo cho cơ thể để tạo năng lượng. Triglyceride trong máu cao là dấu hiệu của bệnh máu nhiễm mỡ nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, viêm tụy, gan nhiễm mỡ,.. thậm chí gây đột quỵ đe dọa tính mạng người bệnh.

Các nguyên nhân chính gây triglycerid cao là béo phì, bệnh thận, cường giáp v.v…Dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể giúp kiểm soát triglycerid cao và tuân thủ những lưu ý về triglyceride trong máu cao cần tránh gì để loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày.

Chất béo bão hòa: Bơ, các sản phẩm sữa nhiều chất béo, thịt đỏ…chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng đáng kể lượng triglycerid trong cơ thể, vì vậy cần tránh những thực phẩm này.

Mật ong: Những loại thực phẩm như mật ong có chứa hàm lượng đường cao. Do vậy, nếu có chỉ số triglyceride cao, bạn nên cân nhắc ngừng hoặc ít nhất là giảm lượng mật ong sử dụng.

Rượu: Chỉ số triglycerid cao cũng là một lý do khác cần tránh xa rượu. Chỉ uống một chút bất cứ loại rượu nào cũng có thể làm tăng triglycerid.

Đồ nướng: Mỡ máu cao có thể được giảm nếu tránh những thực phẩm nướng vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa.

Đồ uống có đường: Đồ uống có đường như trà đá, nước ngọt, nước ép trái cây có thể làm khiến cơ thể bị quá tải. Tránh uống những đồ uống này để có thể kiểm soát lượng triglycerid.

Thực phẩm giàu tinh bột: Những thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, mì ống…là nguồn năng lượng chính trong cơ thể. Những thực phẩm này được chuyển hóa thành đường khi chúng đến hệ tiêu hóa. Quá nhiều thực phẩm tinh bột có thể dẫn tới dư thừa đường trong hệ tiêu hóa và cuối cùng là gây ra tình trạng triglyceride máu cao. Do vậy cần phải giảm bớt lượng tinh bột để kiểm soát mỡ máu.

Dừa: Dừa chứa nhiều chất béo bão hòa vì vậy người bệnh tuy không cần tránh dừa hoàn toàn nhưng nên hạn chế sử dụng cho đến khi lượng mỡ máu được kiểm soát.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Những thực phẩm giúp giảm cholesterol trong máu

Cholesterol là thành phần quan trọng trong máu tuy nhiên khi vượt mức quy định nó là tác nhân gây bệnh mạch vành. Trong điều trị bệnh có thể sử dụng thực phẩm giúp giảm cholesterol trong máu để việc điều trị đạt kết quả tích cực.

Thực phẩm giúp giảm cholesterol trong máu

Ngũ cốc: Bước đầu tiên dễ dàng để cải thiện cholesterol của bạn là có một bát bột yến mạch hoặc ngũ cốc cho bữa ăn sáng. Nó cung cấp cho bạn 1-2 gram chất xơ hòa tan. Thêm một quả chuối hay một số dâu tây. Khuyến cáo dinh dưỡng hiện nay khuyên bạn nên nhận 20-35 gam chất xơ mỗi ngày, có ít nhất 5-10 gram đến từ chất xơ hòa tan.

Cà tím và đậu bắp: Cà tím và đậu bắp là loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ hòa tan.

Các quả hạt: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn quả hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng và các loại hạt khác là tốt cho tim. Ăn quả hạt mỗi ngày có thể làm hạ thấp nhẹ của LDL - Cholesterol giúp bảo vệ hệ tim mạch.

Dầu thực vật: Sử dụng các loại dầu thực vật lỏng như dầu canola, dầu hướng dương, dầu cây rum thay cho bơ, mỡ heo giúp LDL – Cholesterol hạ thấp hơn.

Táo, nho, dâu tây, trái cây họ cam quýt: Những loại trái cây này rất giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan làm giảm LDL – Cholesterol máu.

Đậu nành: Ăn đậu nành và các thực phẩm làm từ chúng, giống như đậu hũ và sữa đậu nành để giảm Cholesterol. Các phân tích cho thấy tiêu thụ 25 gram protein đậu nành mỗi ngày (10 ounces đậu hũ hoặc 2 ly 1/2 sữa đậu nành) có thể làm giảm LDL từ 5% đến 6%.

Cá: Ăn cá hai hoặc ba lần một tuần có thể làm giảm LDL trong hai cách: bằng cách thay thế thịt, trong đó có chất béo bão hòa làm giảm LDL và bằng cách cung cấp chất béo omega-3 làm hạ LDL. Omega-3 làm giảm triglycerides trong máu và cũng bảo vệ tim mạch bằng cách giúp ngăn ngừa sự khởi phát của nhịp tim bất thường.

Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm giúp giảm cholesterol trong máu cho thực đơn hàng ngày, người bệnh nên tăng cường vận động thể dục thể thao thường xuyên và thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần 1 năm để theo dõi mức cholesterol trong máu và điều trị hiệu quả.

Lựa chọn thực phẩm nào tốt nhất cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ

Táo, cá hồi, cá chép, giá đỗ xanh là những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Vì vậy người bệnh máu nhiễm mỡ cần tăng cường các thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của mình để giảm hàm lượng mỡ trong máu nhanh chóng.

Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ

Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?


Bệnh máu nhiễm mỡ hầu hết đều do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý gây ra.
Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh. Khi lượng cholesterol trong máu vượt quá mức bình thường, bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch bệnh, làm tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ


Giá đỗ xanh: giúp đẩy cholesterol ra ngoài

Giá đỗ xanh giúp đẩy lùi cholesterol ra ngoài cơ thể.
Đỗ xanh vốn dĩ là một thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giá trong quá trình lên mầm, vitamin C có thể cao gấp 6,7 lần so với hàm lượng vốn có trong đỗ xanh. Đại lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.

Chất xơ trong giá đỗ xanh có thể giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể, còn có thể kết hợp với cholesterol trong cơ thể đồng thời chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic bài trừ ra ngoài cơ thể, từ đó giảm thấp mức cholesterol.

Táo giúp hấp thụ cholesterol dư thừa

Chất pectin có trong táo giúp hấp thu cholesterol dư thừa.
Chất pectin phong phú trong táo là một loại chất xơ tan trong nước, có thể kết hợp với acid mật, giống như bọt biển hấp thụ cholesterol dư thừa và giúp tẩy trừ nó ra khỏi cơ thể.

Chất pectin còn có thể kết hợp với các chất khác như vitamin C, đường để giảm thấp cholesterol, từ đó tăng cường hiệu quả giảm mỡ máu cho cơ thể. Ngoài ra, táo phân giải ra axit acetic cũng có lợi cho quá trình trao đổi phân giải của cholesterol và chất béo trung tính.

Cá hồi, cá chép làm giảm Triglycerides

Trong cá hồi hàm chứa phong phú axít béo không bão hòa, có thể giảm thấp mức triglycerides trong máu, đồng thời có thể tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản.
Trong các loại cá nước ngọt, cá chép cũng là loại thực phẩm được giới thiệu để giảm mỡ máu. Cá chép mặc dù có hàm lượng mỡ khá cao, nhưng đa phần là axit béo không bão hòa, có thể giúp bài trừ “rác rưởi” ở trong huyết quản, giảm thấp cholesterol.

Thịt gà bỏ da có thể giảm bớt đa phần chất béo

Những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ nhất thiết khi ăn thịt gia cầm phải bỏ da để hạn chế chất béo.
So sánh với thịt đỏ như lợn, bò, dê thì thịt gia cầm (thịt trắng) hàm chứa khá nhiều acid béo không bão hòa càng thích hợp hơn với những người có mức mỡ máu cao.

Tuy nhiên, khi ăn thịt gia cầm nhất định phải bỏ da, trong đó thịt gà là nguồn protein tốt nhất, sau khi bỏ da thì có thể bỏ đi đại đa phần lượng mỡ, là loại thịt được lựa chọn đầu tiên trong các loại gia cầm.

Sterol thực vật có trong lạc giúp đánh bại cholesterol

Sterol có trong lạc giúp đánh bại cholesterol điều hòa lượng mỡ trong máu.
Trong lạc hàm chứa phong phú sterol thực vật, đây là một loại hợp chất stero tồn tại phổ biến ở trong các loại thực phẩm có vỏ cứng như quả óc chó, vừng, hạnh nhân… có thể “cạnh tranh” với cholesterol, từ đó khống chế cơ thể hấp thụ cholesterol, giảm thấp mức cholesterol trong máu.

Ngoài ra, trong lạc còn giàu axit béo không bão hòa và các thành phần dinh dưỡng khác như choline, lecithin, có thể làm cho cholesterol của cơ thể phân giải thành chất khác bài tiết ra ngoài.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Rối loạn mỡ máu và phương pháp điều trị không dùng thuốc

Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu. Bệnh khá phổ biến tại Nước ta. Đặc biệt khi đời sống ngày càng được nâng cao. Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các thành phần của mỡ máu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ khải quát về bệnh và đưa ra một số phương pháp điều trị mà không cần dùng thuốc.

Nguyên nhân gì gây rối loạn mỡ máu


- Những người béo phì có nguy cơ bị nhiễm rối loạn mỡ máu cao

- Do ăn quá nhiều chất béo, như thịt mỡ, bơ, dầu từ các thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh và đồ ngọt.

- Những người béo phì, uống nhiều rượu bia và ít vận động cũng có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu cao.

- Bệnh cũng có thể là do bị ảnh hưởng từ di truyền, ví dụ như chứng thiếu hụt LDL hay rối loạn lipid máu hỗn hợp...

- Bệnh cũng có thể xảy ra do các hội chứng liên quan, ví dụ như suy giáp, đái đường, bệnh gan hay thận hư...

Triệu chứng rối loạn mỡ máu


Bệnh thường khó nhận biết, tuy nhiên ta cũng có thể liệt kê một số dấu hiệu cảnh báo như:

- Xuất hiện các nốt phồng trên da, màu vàng nhạt, không có cảm giác gì

- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

- Hay nghẹn, khó thở

- Béo phì, xét nghiệm thấy mỡ máu tăng lên

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn mỡ máu


- Hút thuốc lá.

- Tăng huyết áp (≥ 149/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp).

- HDL – C thấp (<40 mg%).

- Tiền sử gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi).

- Tuổi (nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi).

Thực đơn cho người bị rối loạn mỡ máu



Có thể điều trị không dùng thuốc: Những người bệnh rối loạn mỡ máu không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh áp dụng ngay việc điều trị không dùng thuốc, bao gồm hai điều cơ bản sau: Kiêng cữ trong ăn uống: Giảm ăn mỡ bão hòa (mỡ động vật, bơ, dầu dừa...) nếu không kiêng được tuyệt đối thì tránh ăn quá 1/3 mỡ bão hòa trong nhu cầu chất béo hằng ngày.

Giảm lượng cholesterol trong bữa ăn, đặc biệt cần tránh những thực phẩm rất giàu cholesterol như phủ tạng động vật (óc, bầu dục, tim, gan...). Với lòng đỏ trứng tuy cũng có nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lecithin là một chất điều hòa chuyển hóa cholesterol trong cơ thể, do đó không nhất thiết kiêng hẳn mà có thể ăn 2-3 quả trứng một tuần. Với người béo thì cần thiết phải giảm cân nặng.

Nên ăn nhiều rau quả tươi, uống nước chè xanh. Không uống nhiều rượu bia. Không hút thuốc lá, thuốc lào vì nó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, và làm tăng cholesterol xấu.

Tập thể dục thể thao: Cần tập phù hợp với sức khỏe từng người, mỗi lần tập cố gắng đủ 30-45 phút, ở mức độ không gắng sức, tập thường xuyên ít nhất 3 lần trong tuần. Tập TDTT sẽ góp phần tăng tác dụng của việc kiêng ăn.